Kỳ 2. Từ giảng đường đến thương trường: Khởi nghiệp trong giới sinh viên tại Đồng Nai
Trong những năm gần đây, xu hướng khởi nghiệp trong giới sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang ngày càng lên cao. Điều này không chỉ thể hiện qua các số liệu thống kê mà còn được minh chứng rõ nét qua những câu chuyện thành công của nhiều bạn sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Điều này đã góp phần đưa Đồng Nai trở thành một trong những địa phương nổi bật trong bức tranh khởi nghiệp quốc gia.
Từ tâm thế và hành trang về khởi nghiệp....
Khởi nghiệp trong sinh viên đang là xu thế được quan tâm, hướng đến mục tiêu người học vững vàng lập thân, lập nghiệp sau khi ra trường. Tuỳ từng ngành học, môn khởi nghiệp được giảng dạy với thời lượng khác nhau ở các trường đại học. Chẳng hạn, đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh - Trường 6789betting com (LHU), Khởi nghiệp và ứng dụng, Khởi sự kinh doanh là những môn học có tính bắt buộc, nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng phân tích các ý tưởng kinh doanh, biến ý tưởng thành cơ hội kinh doanh thực sự, từ đó lập kế hoạch khởi nghiệp và tiến hành kinh doanh. Bên cạnh đó, các môn học khởi nghiệp cũng trang bị kỹ năng bảo vệ một dự án, phân tích các rủi ro và đánh giá tính khả thi của từng dự án,…
PGS,TS Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó Hiệu trưởng LHU nhận xét: Để có ý tưởng khởi nghiệp và dám khởi nghiệp, người học cần có những kiến thức và kỹ năng liên quan khác, như kỹ năng thương lượng và đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định… “Vì vậy, các trường đại học không chỉ giảng dạy kiến thức trọng tâm và kiến thức liên ngành mà còn tạo lập không gian để người học thực hành, trui rèn bản lĩnh, chuẩn bị tâm thế và tầm nhìn trước khi dấn thân vào con đường khởi nghiệp thực sự”.
Những năm qua, các trường đại học và chính quyền tỉnh Đồng Nai đã nỗ lực tạo dựng không gian, ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên. “Không gian làm việc chung” ở LHU, “CLB khởi nghiệp” ở LHU, DNU, MIT, “Làng Học sinh sinh viên, SIV tại Đồng Nai”,… là những cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng các ý tưởng khởi nghiệp của các em” – Thầy Quỳnh nhận định.
Là giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện nhiều dự án chuyển giao cho các doanh nghiệp, TS Phạm Văn Toản – Trưởng Khoa Cơ điện – Điện tử (LHU) nêu quan điểm: Những ý tưởng khởi nghiệp cần được nuôi dưỡng để được lớn lên, cần sự dẫn dắt, đồng hành của những người đi trước. “Từ kiến thức trong sách vở chuyển hoá thành tri thức, từ tri thức hình thành ý tưởng mới, từ chỗ tập sự, thử nghiệm, dẫn dắt đến hiện thực, tự lập,… là một quá trình khó khăn nhưng đó cũng là quy luật của thành công. Sinh viên càng được thực hành, càng được va chạm… thì càng có ý chí, bản lĩnh, dám nghĩ và dám làm, dám sửa sai để tiến bộ. Vì vậy, khi sinh viên học tại Khoa Cơ điện – Điện tử, chúng tôi đã luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên àm quen với hoạt động khởi nghiệp ngay từ năm thứ nhất, đó là việc được phép tham gia các dự án và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Có nhiều dự án của sinh viên LHU đã được đánh giá cao và chuyển giao cho các doanh nghiệp.
"Tham gia các dự án, sinh viên không những có thu nhập mà quan trọng hơn, đó là cơ hội để các em trải nghiệm, học hỏi, tích luỹ và nhìn nhận khả năng của bản thân về khởi nghiệp” – TS Phạm Văn Toản phân tích.
...Đến khởi nghiệp thực sự
Từ kiến thức được trang bị trên giảng đường và những bài học kinh nghiệm từ các dự án, nhiều sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã dũng cảm bước ra biển lớn, biến ý tưởng thành hiện thực. Câu chuyện của Nguyễn Kim Anh, cựu sinh viên Trường 6789betting com (LHU) là một ví dụ điển hình.
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ hoá học tại LHU với vị trí thủ khoa, Kim Anh đã đầu quân cho một doanh nghiệp lớn để phát triển sự nghiệp và đạt đến vị trí quản lý. Nhưng những ý tưởng nghiên cứu về cây cỏ thời sinh viên vẫn như ngọn lửa âm ỷ đã thôi thúc cô gái này có một quyết định mạnh bạo, mang tính bước ngoặt trong cuộc đời mình: Khởi nghiệp.
Nói là làm, Kim Anh cùng các cộng sự của mình đã từng bước biến ý tưởng thành hiện thực. Năm 2019, “đứa con ý tưởng” mà cô thai nghén từ thời sinh viên đã được ra đời - Dầu gội thảo dược Nhiên. Sản phẩm dầu gội thảo dược mang thương hiệu Nhiên của Kim Anh và cộng sự đã vinh dự được chọn là Dự án khởi nghiệp tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai năm 2019 và lọt vào vòng bán kết cuộc thi khởi nghiệp toàn quốc năm đó.
Nói về quyết định dấn thân vào con đường khởi nghiệp, Kim Anh cho biết: Đó là ước mơ của cô khi vẫn đang đi học. Nhưng thời điểm đó, nhiệm vụ quan trọng là học hỏi, tích luỹ tri thức, xây cho mình một nền móng chắc chắn. Trong cuộc sống cần phải hiểu từng thời điểm mình đang cần gì, có những thời điểm chỉ nên học hỏi thôi nhưng có những thời điểm bạn cần quyết định một lần trong đời.
“Nếu như bạn cảm thấy học hỏi đủ rồi thì phải mạnh dạn, đừng để mối lo cơm áo gạo tiền trước mắt níu chân vì không nắm bắt, cơ hội sẽ biến mất. Cuộc sống không đủ dài để cho mình trì hoãn mãi, để không bao giờ được sống là chính mình” – Kim Anh nhắn nhủ.
Câu chuyện của Kim Anh chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về tinh thần khởi nghiệp trong giới sinh viên ở Đồng Nai. Nhiều sinh viên khác cũng đang bước đầu có những thành quả trên hành trình khởi nghiệp. Những câu chuyện thành công, những khó khăn, gian nan mà những sinh viên này đã đi qua không chỉ truyền cảm hứng mà còn là minh chứng sinh động, là lửa thử vàng trên con đường khởi nghiệp.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỳ 1. Mạnh tay với chính sách khởi nghiệp: Tỉnh Đồng Nai hái được những quả ngọt đầu mùa
Kỳ 3. Khi trường đại học là nơi ươm mầm cho ý tưởng khởi nghiệp
Kỳ 4. Khởi nghiệp vượt biên giới: Câu chuyện từ Trường 6789betting com
Khởi nghiệp; Hệ sinh thái khởi nghiệp; LHU; Sinh viên khởi nghiệp; Làng Học sinh sinh viên