Nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá sự tiến bộ của sinh viên tại Khoa Công nghệ thông tin – Trường 6789betting com .
Công nghệ kỹ thuật số ngày càng tích hợp vào cuộc sống của chúng ta nhiều hơn. Việc chia sẻ và tìm kiếm thông tin ngày càng thuận tiện, xóa đi khái niệm khoảng cách địa lý. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, việc ứng dụng công nghệ số trong dạy và học được coi là điều tất yếu. Cách sinh viên học cũng dần thay đổi, kiến thức không tiếp thu phụ thuộc vào các buổi học trực tiếp tại lớp, qua các buổi học online, mà còn nhận được từ nguồn tài nguyên đồ sộ trên internet. Họ chỉ cần một thiết bị di động (BYOD - Bring your own device) và có thể học ở bất cứ đâu. Điều này dẫn đến việc đánh giá hiệu quả học của sinh viên cũng cần thay đổi cho phù hợp.
Trong môi trường đại học, sinh viên tham gia nhiều khóa học với nhiều giảng viên khác nhau, việc giảng viên nhớ và không nắm bắt được chi tiết năng lực của từng sinh viên trải qua nhiều mốc thời gian (học kỳ) là điều không hiếm. Làm thế nào để giáo viên đánh giá sự hiểu về môn học mà sinh viên đã và đang học? Sinh viên tiến bộ như thế nào qua mỗi học kỳ? sự liên kết/ áp dụng giữa các môn học của sinh viên? Hướng mạnh của sinh viên thể hiện qua các nghiên cứu, hoạt động ngoại khoá? Các vấn đề này liệu có thể hiện được qua điểm số môn học (giữa kỳ, cuối kỳ). KHÔNG hoàn toàn thể hiện được.
Vậy làm cách nào để giải quyết các vấn đề trên. Giải pháp “Nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá sự tiến bộ của sinh viên” đề xuất áp dụng e-portfolio (hồ sơ điện tử) trong sinh viên để có thể đánh giá hiệu quả hơn quá trình tiến bộ của sinh viên trong học tập, cũng như thể hiện được các điểm mạnh của sinh viên.
Giải pháp đề xuất sử dụng e-portfolio ghi nhận lại quá trình học tập, hoạt động của sinh viên để nâng cao hiệu quả việc đánh giá cả quá trình tiến bộ của sinh viên.
Trong giai đoạn 1, thực hiện khảo sát về e-portfolio và thói quen ghi chép trong học tập của sinh viên đối với 169 sinh viên. Kết quả cho thấy, có đến 146 sinh viên chưa biết về e-portfolio, 19 sinh viên nghe đến nhưng chưa hiểu điểm tốt của phương pháp này. Về ghi chép, chủ yếu (110 sinh viên) ghi chép nội dung học tập trên vở, file (độc lập). Mỗi môn ghi riêng, và không có sự gắn kết qua các học kỳ (Hình 1)
Hình 1: Cách thức sinh viên ghi chú lại nội dung học tập, nghiên cứu
Giai đoạn 2: Phân tích lợi ích của e-portfolio cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên xây dựng cho mình một e-portfolio.
Lợi ích khi sinh viên sử dụng e-portfolio:
Lợi ích khi sinh viên sử dụng đối với giảng viên:
Sau thời gian triển khai, sự tiến bộ trong học tập cũng như kết quả học tập của sinh viên được thể hiện khá rõ qua việc cập nhật nội dung mà sinh viên học, tìm hiểu được lên trang cá nhân của mình.
Hình 2 thể hiện kết quả học tập (điểm số học phần) tương ứng với nội dung e-portfolio của sinh viên. Sinh viên có kết quả cao tương ứng với nội dung e-portfolio được thể hiện tốt, sinh viên đạt điểm trung bình ứng với các e-portfolio có nội dung còn sơ sài (ngoại trừ 3 trường hợp đặc biệt không cập nhật e-portfolio nhưng vẫn đạt điểm tốt).
Kết quả này có thể thấy rằng, một e-portfolio được cập nhật thường xuyên, nội dung rõ ràng thì việc tiến bộ của sinh viên ngày càng tốt hơn. Tạo động lực cho sinh viên hiệu quả hơn trong việc đánh giá cả quá trình của sinh viên, cũng như có những sự ghi nhận kết quả sinh viên trong quá trình học của mình.
Hình 2: Tương quan giữa nội dung trên e-portfolio và điểm học phần của sinh viên
Giải pháp có thể được áp dụng tại các Khoa khác trong Nhà trường để tạo động lực học tập, từ đó giúp nâng chất lượng học của sinh viên. Ngoài ra, hình thành dần một CV cho sinh viên ứng cử trong công việc sau này.
Nhóm tác giả: Văn Đình Vỹ Phương – Nguyễn Thị Liễu